Cordyceps là tên gọi chung của loài nấm dược liệu nổi tiếng tại Trung Quốc. Đây là loài nấm ký sinh trên côn trùng thuộc họ Clavicipitaceae và ngành phụ Ascomycotina. Nấm Cordyceps thường được gọi là “Dongchong xiacao” trong tiếng Trung Quốc, “Đông Trùng Hạ Thảo” trong tiếng Việt, “Winter-worm Summer-grass” trong tiếng Anh, “Tochukaso” trong tiếng Nhật. Tên gọi “Đông Trùng Hạ Thảo” của nấm Cordyceps xuất phát từ quá trình phát triển của nó: (1) bào tử nấm xâm nhập vào cơ thể côn trùng, (2) Bào tử nảy mầm, sử dụng chất dinh dưỡng từ cơ thể côn trùng để phát triển, qua đó giết chết côn trùng, (3) Hệ sợi nấm tiếp tục phát triển trong xác côn trùng trong suốt mùa đông, tận dụng chất dinh dưỡng con cơ thể côn trùng, (4) Sau khi đã sử dụng hết chất dinh dưỡng từ côn trùng, quả thể nấm hình thành và mọc lên từ xác côn trùng như một loài cỏ vào cuối mùa Xuân, đầu mùa Hè.
Một số loài Cordyceps đã được sử dụng từ rất lâu đời nhằm tăng cường tuổi thọ, tăng cường sinh lực và điều trị rất nhiều các bệnh lý về thận, phổi, hen suyễn, hạ đường huyết, dùng để cầm máu… trong y học cổ truyền Trung Quốc. Bên cạnh 17 amino acid thiết yếu, khoáng vi lượng, vitamines,… các loài Cordyceps này có thể sản sinh ra nhiều hoạt chất sinh học quý hiếm như Adenosine, Cordycepin, polysaccharides, D-manitol… Đây là những hoạt chất có công dụng mạnh mẽ trong hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch, là các hoạt chất kháng ung thư, kháng oxy hoá, làm chậm quá trình lão hoá…
Cordyceps sinensis là loài nấm dược liệu được biết đến từ hàng ngàn năm trước tại Tibet. Loài nấm này ký sinh trên ấu trùng của một loài côn trùng thuộc họ Hepialidae. Giá trị dược liệu của loài nấm này đã được phát hiện ít nhất từ 2000 năm trước đây theo các báo cáo của Zang và ctv. (1990); Jones (1997); Zhu và ctv (1998); Halpern (1999); Kinjo và Zang (2001); Liu Và ctv (2001); Li và Tsim (2004); Holliday và ctv. (2005); Li và ctv. (2006); Esteban (2007); Winkler (2008); Breshtha và ctv. (2010).
Đặc điểm phân loại của C. sinensis
Giới – Fungi
Ngành – Ascomycota
Lớp – Ascomycetes
Bộ – Hypocreales
Họ – Clavicipataceae
Chi – Cordyceps
Loài – Cordyceps sinensis
Một số đặc điểm hình thái của C. sinensis:
Quả thể C. sinensis có màu nâu đậm đến đen, thường mọc ra từ phần đầu của ấu trùng loài sâu Hepialis armoricanus. Phần thân ấu trùng có vàng hay vàng nâu. Khi quả thể phát triển thành thục sẽ hình thành bào tử, các bào tử này dễ dàng rời khỏi túi bào tử và phát tán theo gió hoặc rơi xuống đất.
Trong tự nhiên, C. sinensis được tìm thấy duy nhất trên dãy Himalia, với địa hình cao, hiểm trở và khí hậu lạnh khắc nghiệt, việc thu hái C. sinensis rất khó khăn. Cộng với giá trị về dược liệu, giá thành của loài nấm này rất cao và tăng dần theo thời gian.
(Hình ảnh của Brestha và ctv., 2010)
Một loài đông trùng hạ thảo khác rất được chú ý đến trong y học do các giá trị dược liệu vượt trội của nó là loài nấm Cordyceps militaris. Khác với C. sinensis, C. militaris dễ dàng hình thành quả thể trong môi trường nuôi cấy nhân tạo.
Một số đặc điểm hình thái của C. militaris:
Đặc điểm phân loại của C. militaris
Giới – Fungi Ngành – Ascomycota Ngành phụ – Ascomycotina Lớp -Ascomycetes/Pyrenomycetes Bộ – Hypocreales Họ – Clavicipataceae Chi – Cordyceps Loài – Cordyceps militaris |
Cordyceps militaris ký sinh trên nhộng côn trùng (hình ảnh từ www.jscr.jp) |
Từ ngàn xưa, ĐTHT đã được xem là một thần dược thường được vua chúa sử dụng. Theo y học Trung Quốc ĐTHT là một trong những vị thuốc quý của đông y, có khả năng bồi bổ và tăng cường sức khỏe, cải thiện đời sống tình dục, tăng cường khả năng miễn dịch. Mặt khác các nghiên cứu cổ truyền cũng như các thực nghiệm hiện đại đều xác định đông trùng hạ thảo hầu như không có tác dụng phụ đối với cơ thể người và động vật.
Một số công dụng chính của đông trùng hạ thảo:
Đông trùng hạ thảo chứa nhiều dưỡng chất, có thể được phân nhóm như sau:
Adenosine được chứng minh có trong tất cả các tế nào của người và động vật, là một loại đường tham gia vào việc cấu thành DNA, RNA đồng thời là cơ sở để hình thành nên Cordycepin, D-manitol.
Vai trò quan trọng của adenosine trong y học:
Bên cạnh đó, Adenosine còn được ứng dụng để chữa bệnh động kinh ở người.
Công thức cấu tạo của Adenosine
2. Cordycepin
Cordycepin là chất hóa học 3’ – deoxyadenosine tìm thấy và ly trích lần đầu từ loài nấm Cordyceps militaris. Cordycepin là một dược chất có giá trị cao trong y học. Cordycepin có các tác dụng quan trong sau:
Công thức cấu tạo của Cordycepin
3. Manitol
Công thức cấu tạo của Manitol
4. Polysaccharid